Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/7, giá dầu giảm mạnh nhất trong vòng 13 tháng tại 4 cảng dầu của nước này cùng lo ngại nhu cầu suy yếu.
Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm mạnh trong phiên 11/7. Trong đó, hợp đồng dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong 13 tháng, khi e ngại nhu cầu suy yếu và sản lượng mới từ Libya đã làm lu mờ báo cáo về đà giảm mạnh của nguồn cung dầu thô tại Mỹ.
Giá dầu trên thị trường Mỹ giảm mạnh nhất trong vòng hơn 1 năm bởi nỗi sợ về nhu cầu đi xuống át đi thông tin cho thấy dự trữ dầu nội địa Mỹ trong tuần qua giảm sâu nhất trong gần 2 năm.
Giá dầu chịu áp lực lao dốc mạnh trong phiên này sau khi Tổng Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) mở lại hoạt động tại 4 cảng dầu của nước này.
NOC cho biết hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu từ các cảng này sẽ trở lại bình thường trong ngày 11/7. Sản lượng dầu mỏ của Libya đã giảm xuống 527.000 thùng/ngày so với mức 1,28 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2018 sau khi cảng trên phải đóng cửa.
Bên cạnh đó, giá dầu cùng với thị trường chứng khoán thế giới lao dốc do nỗi lo ngại cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Ngày 10/7, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố danh sách hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD để áp thuế nhập khẩu 10%, qua đó tiếp tục gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Giá dầu sụt thê thảm vì nỗi lo nhu cầu giảm sâu
Giới đầu tư lo ngại cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu với "vàng đen" sụt giảm mạnh.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 8/2018 giảm 3,73USD/thùng tương đương 5% xuống 70,38USD/thùng, mức giảm lớn nhất trong ngày từ tháng 6/2018.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI kỳ hạn gần nhất chứn kiến phiên giảm sâu nhất tính từ ngày 7/6/2017, còn nếu tính theo mức giảm bằng đồng USD, đây là phiên sụt sâu nhất của giá dầu tính từ ngày 1/9/2015, theo tính toán của WSJ.
Trên thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 9/2018 giảm 5,46USD/thùng tương đương 6,9% xuống 73,40USD/thùng. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của giá dầu tính từ ngày 21/6/2018 và là mức giảm sâu nhất của giá dầu tính từ 9/2/2016 tính theo tỷ lệ phần trăm.
Nguyên nhân của việc giá dầu lao dốc trong phiên này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, còn do nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời khi mà sản xuất dầu tại Lybia chuẩn bị được khôi phục trở lại.
Ngoài ra, đang có đồn đoán về khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cản trở Nga trong việc nâng giá dầu nhằm đẩy giá dầu xuống thấp trong bối cảnh sắp đến thời điểm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Trong phiên 11/7, giá dầu vẫn trượt dốc ngay cả khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo rằng dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần kết thúc ngày 6/7 giảm 12,6 triệu thùng. Con số này giảm gấp đôi so với mức dự báo giảm 6,8 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API) và mất 4,8 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts. Đây cũng là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2016 của nguồn cung dầu tại Mỹ.
Chuyên gia kinh tế nghiên cứu về năng lượng tại WTRG Economics, ông James Williams, chỉ ra rằng nhập khẩu dầu của Mỹ đang giảm khoảng 1,6 triệu thùng/ngày, điều đó khiến cho dự trữ dầu giảm 11,4 triệu thùng trong tuần gần nhất. Nhập khẩu dầu Mỹ giảm có nguyên nhân từ việc hoạt động cung dầu tại một khu vực của Canada bị gián đoạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét