Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Công an Hà Nội đề nghị kh��i tố vụ án trốn thuế tại Tập đoàn Mường Thanh

Theo Giám đốc Công an Hà Nội Đoàn Duy Khương, 12 dự án mà tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản triển khai trên địa bàn đều có dấu hiệu trốn thuế.
Ngày 5/7, tại kỳ họp thứ 4, HĐND Hà Nội dành trọn một ngày để chất vấn các thành viên UBND TP về những vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm.
Nêu câu hỏi chất vấn, ĐB Phạm Thanh Mai (huyện Đông Anh) cho rằng, tại kỳ họp thứ 3, tình trạng nhiều nhà chung cư xây dựng sai giấp phép đã được đưa ra. Một số vụ việc nghiêm trọng đã được chuyển sang CATP Hà Nội để điều tra làm rõ.
"Vậy, xin hỏi Giám đốc CATP Hà Nội, hiện tiến độ xem xét, giải quyết các vụ việc này đến đâu? Khả năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can ra sao khi vi phạm của các dự án rất nghiêm trọng?", ĐB Phạm Thanh Mai đặt câu hỏi.
Trả lời vấn đề trên, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2016, Thanh tra TP đã chuyển sang cho Công an TP điều tra làm rõ vi phạm pháp luật của một số đơn vị, trong đó điển hình là Doanh nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên do ông Thản làm Chủ tịch.
"Đây là đơn vị triển khai rất nhiều dự án trên địa bàn TP Hà Nội (khoảng 12 dự án). Các dự án này qua điều tra đều thấy có dấu hiệu về tội trốn thuế, và có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý nhà ở", Thiếu tướng Đoàn Duy Khương nói.
"Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản. Ảnh: Soha.
Theo tướng Khương, phía Công an nhận được chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tiếp nhận kết luận của thanh tra TP, nhưng Bộ Công an cũng nhận được kết luận của Thanh tra Chính phủ về đơn vị này của 21 tỉnh, TP trên cả nước. Do vậy, trong quá trình điều tra, Công an TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với C46 của Bộ Công an để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn TP.
"Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can chúng tôi đang chờ ý kiến quyết định của Bộ Công an. Nếu để cho cơ quan điều tra công an TP Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can những vụ việc vi phạm trên địa bàn TP thì sang tuần tới, xin ý kiến của lãnh đạo Bộ, chúng tôi sẽ khởi tố vụ án. Nếu Bộ quyết định cục C46 khởi tố chung vi phạm ở 21 địa phương thì chúng tôi chuyển toàn bộ tài liệu đã điều tra, xác minh sang Bộ Công an để Bộ giải quyết", Thiếu tướng Đoàn Duy Khương nói.
Liên quan tới các dự án của "Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản, đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho biết việc di dân vào nội đô là do quy hoạch của Hà Nội chưa tốt. Thực tế cho thấy tốc độ tăng dân cư ở Hà Nội đang rất phức tạp. Ông Nam dẫn chứng ở phường Hoàng Liệt trong 2 năm, dân số tăng gấp đôi do các công trình chung cư xây dựng quá nhiều, dẫn đến quá tải.
"Tình trạng thay đổi quy hoạch công trình theo hướng tăng tầng, tăng diện tích so với quy hoạch ban đầu đang gia tăng. Vậy trách nhiệm của Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc đến đâu?", đại biểu Nam chất vấn.
Trước tranh luận của đại biểu Nguyễn Hoài Nam về việc quy hoạch tại bán đảo Linh Đàm bị phá vỡ bởi các khối nhà chung cư cao tầng của ông Lê Thanh Thản, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch & Kiến trúc thừa nhận: "Nhiều công trình trên địa bàn Hà Nội thay đổi quy hoạch. Sở xin tiếp thu và trong quá trình tham mưu thành phố sẽ chặt chẽ hơn trong việc điều chỉnh quy hoạch".

Thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam chỉ… 35.000 đồng/kg

(PLO)- Việt Nam đã chi hơn 216 triệu USD để nhập khẩu gần 140.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt trong 6 tháng đầu năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6-2018, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt gần 27.000 tấn, trị giá khoảng 39 triệu USD.
Tính chung nửa đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu gần 140.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá hơn 216 triệu USD, tương đương mức giá trung bình 35.500 đồng/kg.
Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 35 thị trường trên thế giới. Trong đó, Mỹ cung cấp 30% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam, với sản lượng đạt 8.070 tấn, trị giá hơn 10 triệu USD. Đứng thứ hai là Hàn Quốc, chiếm 10,9% tổng lượng thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu, với sản lượng đạt 2.920 tấn, trị giá 2,47 triệu USD.
Đáng chú ý, trong tháng 6-2018, Việt Nam đã nhập khẩu thịt heo đã qua giết mổ đạt 678 tấn, trị giá 1,03 triệu USD, tăng 50,4% về lượng và tăng 50,7% về trị giá so với tháng 5-2018.
Giá thịt heo nhập khẩu trung bình đạt 1.524 USD/tấn, tương đương 35.000 đồng/kg, tăng 0,1% so với tháng 5-2018.

Thịt heo đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam chỉ có giá 35.000 đồng/kg, trong khi giá heo hơi bán tại trại trong nước đã hơn 50.000 đồng/kg.
Mức giá thịt heo nhập khẩu quá rẻ, trong khi giá heo trong nước đang ở mức cao khiến lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Theo các trang trại chăn nuôi, giá heo hơi tại các tỉnh Đông Nam Bộ đang ở mức 48.000-51.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại các tỉnh phía Bắc còn cao hơn từ 52.000-55.000 đồng/kg.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu thịt bò đã qua giết mổ đạt 1.720 tấn, trị giá 11,08 triệu USD. Giá thịt bò nhập khẩu trung bình trong tháng này đạt 6.450 USD/tấn, tương đương mức 148.000 đồng/kg, tăng 7,4% so với tháng 5-2018.
Giá thịt trâu nhập khẩu trung bình trong tháng 6-2018 đạt 2.171 USD/tấn, tương đương 50.000 đồng/kg, giảm 0,5% so với tháng 5-2018.
Trong khi đó, giá nhập khẩu thịt gà trung bình trong tháng 6-2018 đạt 882 USD/tấn, tăng 0,4% so với tháng 5-2018, tuy nhiên vẫn ở mức thấp, tương đương khoảng 20.000 đồng/kg.

Giá dầu tăng do lo ngại về nguồn cung toàn cầu thiếu hụt

Chốt phiên 30/7, giá dầu tiếp tục đi lên với dầu WTI vượt mốc 70 USD/thùng lần đầu tiên trong gần 3 tuần khi nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung toàn cầu và nhu cầu dầu mạnh mẽ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/7, giá dầu thô trên thị trường Mỹ vượt mức 70 USD/thùng lần đầu tiên trong gần 3 tuần sau những lo lắng về nguồn cung toàn cầu cũng như dự báo về khả năng nhu cầu tăng cao.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng hơn 2% chốt phiên 30/7.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI tại thị trường New York giao kỳ hạn tháng 9/2018 tăng 1,44USD/thùng, tương đương 2,1% lên 70,13USD/thùng. Mặt hàng dầu nàu vượt ngưỡng trên 70 USD/thùng lần đầu tiên tính từ ngày 10/7.
Thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 68 xu Mỹ, khoảng 0,9% lên 74,97USD/thùng. Như vậy, giá dầu WTI đã thu hẹp chênh lệch so với giá dầu Brent.
Chuyên gia phân tích tại PVM Oil Associates, ông Tamas Varga, nhận xét: "Những lo lắng về gián đoạn nguồn cung tại Libya, sản xuất sụt giảm tại Venezuela và khả năng Iran bị Mỹ trừng phạt nhiều khả năng sẽ khiến nguồn cung dầu toàn cầu sụt khoảng 1 triệu thùng/ngày, gây ra tình trạng gián đoạn cung - cầu".
Giá "vàng đen" cũng nhận được sự hỗ trợ từ thông báo của Ả Rập Saudi cho biết sẽ ngừng xuất khẩu dầu qua eo biển Bab el-Mandeb, nối biển Đỏ với vịnh Aden của Ấn Độ Dương, do tình hình căng thẳng trong khu vực.
Trong khi đó, những lo ngại về việc nguồn cung dầu từ Iran sụt giảm cũng gia tăng khi thời hạn cho các doanh nghiệp quốc tế phải ngừng hoạt động sản xuất và kinh doanh với Iran do sức ép của việc Mỹ sắp tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran đang đến gần.
Ngoài ra, công ty dầu mỏ Suncor Energy của Canada đã hạ thấp dự báo về sản lượng dầu trong năm 2018, khi hoạt động của một trong những nhà máy sản xuất dầu cát chủ chốt của doanh nghiệp này đã bị đình trệ do thiếu điện hồi đầu năm nay.
Cá chuyên gia phân tích tại JBC Markets nhận định: "Thị trường dầu thô đang gửi đi nhiều tín hiệu trái chiều. Nguồn cung từ Biển Bắc thường yếu xét đến việc chúng ta đang trải qua khoảng thời gian nhu cầu xăng dầu lên mức đỉnh. Cùng lúc đó dự trữ dầu tại Mỹ trong 4 tuần qua đã giảm khoảng 12 triệu thùng".
Bên cạnh đó, sản lượng dầu của Ả Rập Saudi và một số nước xuất khẩu dầu vùng Vịnh đã tăng chậm lại trong khi nhu cầu dầu từ Iran, Libya và Venezuela ở mức thấp nhất tính từ tháng 1/2018.
Trong tuần trước, cả hai loại giá dầu đều có tuần tăng đầu tiên, giá dầu Brent tăng 1,7%, giá dầu WTI tăng 0,6%, theo tính toán của FactSet.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trong tuần trước cho biết Nga sẽ có thể nâng sản lượng cao hơn mức dự báo của năm nay.
Trước đó, hồi tháng 6, Nga và các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dẫn đầu bởi Ả Rập Saudi, đã nhất trí nâng sản lượng thêm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày.
Chính động thái trên đã ngăn giá dầu tăng quá cao. Giá dầu Brent đã có lúc chạm ngưỡng trên 80USD/thùng hồi tháng 5.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Giá gạo chất lượng cao Myanmar nâng cao hơn 40% vì sản lượng giảm

Theo Liên đoàn gạo Myanmar, giá gạo chất lượng cao tại đất nước này đang tăng cao vì sản lượng giảm.

Người Myanmar chính yếu tiêu thụ chiếc gạo Pawsan chất lượng cao, được trồng tại vùng Ayeyarwady, và gạo Shwe Bo Pawsan, trồng tại vùng Sagaing.

Trong năm 2014, giá gạo Pawsan là 29.000 kyat/bao (tương đương 20 USD/bao). Ngoài ra, giá đã tăng lên 35.000 kyat vào năm 2015 và 42.000 kyat trong năm nay. Tương tự, giá gạo Pawsan đã tăng hơn 44% trong vòng 4 năm.

trong khi Đó, giá một bao gạo Shwe Bo Pawsan tăng 58% lên 57.000 kyat trong cùng công đoạn.

các người đàn bà Myanmar làm việc trên cánh đồng tại vùng Nay Pyi Taw. Ảnh: EPA.

Ông U Thaung Win, phó chủ toạ Liên đoàn gạo, cho biết giá các cái gạo này nâng cao mạnh vì ngày với phổ biến người nông dân tập kết vào trồng gạo chất lượng thất để xuất khẩu.

song song, chính phủ sẽ vững mạnh kế hoạch dự trữ gạo cho thị phần địa phương trong trường hợp nhu cầu gia tăng. Theo chậm triển khai, lúc giá cạo chất lượng cao nâng cao trên thị trường nội địa, chính phủ Myanmar sẽ bán gạo trong khoảng kho dự trữ, ông U thaung Win đề cập.

Hiện, giá lúa tại Shwe Bo là hơn một triệu kyat/100 thúng. Trong khi giá lúa tại vùng Ayeyarwady là hơn 500.000 kyat và 600.000 kyat/100 thúng.

Liên đoàn gạo Myanmar gợi ý để nâng cao năng suất và giảm chi phí cung cấp, người nông dân, thương buôn và các nhà xuất khẩu nên cộng tác để phát triển một hệ thống giao kèo.

Chủ tịch Nhựa Đông Á nói về cơ hội xuất khẩu hạt nhựa trong bối cảnh Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa phế liệu

Năm 2018, Nhựa Đông Á đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 60% so với năm 2017. Tuy có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng để đạt được mục tiêu tham vọng DAG cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Tại Đại hội cổ đông CTCP Nhựa Đông Á (Mã: DAG) sáng 19/4, công ty công bố mục tiêu doanh thu năm 2018 là 1.910 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 95 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2017
Từ những thông tin mà lãnh đạo DAG trao đổi với cổ đông, năm 2018 Công ty có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng cũng sẽ nhiều khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu này.
Đại hội cổ đông CTCP Nhựa Đông Á sáng 19/4/2018.
Sản phẩm mới: tấm nhựa Fomex
Năm 2017, doanh thu từ hoạt động kinh doanh thương mại tấm Fomex của DAG đạt khoảng 115 tỷ đồng, tăng 37% so với năm trước.
Nhận thấy thị trường đón nhận sản phẩm tốt và quy mô đủ lớn, DAG dự kiến hoàn thiện hai dây chuyền sản xuất tấm Fomex đi vào sản xuất trong tháng 5/2018 để gia tăng khả năng cung ứng và giảm giá thành. Nếu tự sản xuất được, giá thành của tấm nhựa Fomex sẽ chỉ còn 70% so với trước, qua đó sẽ cải thiện biên lợi nhuận của DAG.
Năm 2018, DAG đặt kế hoạch doanh thu từ tấm Fomex là hơn 200 tỷ đồng trong đó tỷ lệ sản phẩm thương mại và tự sản xuất là 50:50.
Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa phế liệu mở cơ hội xuất khẩu hạt nhựa nguyên liệu
Trao đổi với cổ đông tại Đại hội, ông Nguyễn Bá Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc DAG cho biết, việc Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa phế liệu từ ngày 1/1/2018 đã mở ra cơ hội phát triển cho hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyên liệu cho DAG vì các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải nhập hạt nhựa để làm nguyên liệu thay vì dùng phế liệu nhựa như trước.
Tuy không nêu con số cụ thể nhưng ông Hùng nhấn mạnh kim ngạch xuất khẩu hạt nhựa của DAG trong quý I/2018 cao bằng cả năm 2017.
Kế hoạch đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng năm 2018, DAG sẽ xây mới 20.000 m2 nhà xưởng bao gồm 2 dây chuyền sản xuất hạt nhựa nhằm đáp ứng nhu cầu mặt hàng này.
Tuy có nhiều điều kiện khả quan nhưng để đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 60% trong năm 2018 không hề đơn giản.
Biên lợi nhuận đang tăng nhưng vẫn còn mỏng
Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của DAG năm 2017 lần lượt là 8,5% và 3,8% trong khi các chỉ tiêu này của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) là 22,8% và 11,5%, của CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (Mã: NTP) là 33% và 11%.
Việc tự sản xuất các tấm Fomex để cắt giảm giá thành và tăng biên lợi nhuận sẽ chưa thể phát huy tác động lớn trong thời gian ngắn vì doanh thu của mặt hàng này năm 2017 chỉ chiếm 7% tổng doanh thu và năm 2018 dự kiến sẽ chiếm 10,5% tổng doanh thu.
ke hoach tang truong loi nhuan 60 cua nhua dong a co kha thi
Cơ cấu doanh thu của DAG năm 2017. Nguồn: DAG, BVSC.
Năm 2018, công ty đặt mục tiêu doanh thu 1.910 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 95 tỷ đồng tương ứng với biên lợi nhuận ròng 5%, cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2017. Tuy vậy, cũng cần chỉ ra rằng năm 2017 công ty đặt mục tiêu biên lợi nhuận thuần 4,2% nhưng cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều không đạt kế hoạch đặt ra và biên lợi nhuận ròng thực tế chỉ là 3,8%.
Công ty cũng chưa có kế hoạch đầu tư sang lĩnh vực sản xuất nhựa kỹ thuật với giá trị gia tăng cao mà vẫn tiếp tục đi theo hướng truyền thống là nhựa vật liệu xây dựng.
Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam qua các năm vẫn tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng thấp là nhựa bao bì và nhựa xây dựng. Nguồn: DAG, BVSC." style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; box-sizing: border-box; border: none; color: blue; font-family: RobotoCondensed-Bold;">
Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam qua các năm vẫn tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng thấp là nhựa bao bì và nhựa xây dựng. Nguồn: DAG, BVSC.
Một số nhà đầu tư Anh, Pháp, Mỹ ngỏ ý đầu tư vào Công ty
Để có được nguồn vốn hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư xây dựng mới nhà xưởng, Nhựa Đông Á lên kế hoạch phát hành thêm 9,15 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông chiến lược. Tuy nhiên đến nay công ty vẫn chưa tìm được đối tác chiến lược phù hợp.
Tại ĐHCĐ, đại diện Nhựa Đông Á cho biết đã có một số nhà đầu tư đến từ Anh, Pháp, Mỹ đã ngỏ ý quan tâm muốn đầu tư và đưa ra "mức giá khá hợp lý" nhưng "yêu cầu kèm theo chưa hợp lý" nên DAG chưa lựa chọn.
Thị giá cổ phiếu DAG thời điểm tổ chức ĐHCĐ (sáng 19/4) có lúc về 8.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 20% so với mệnh giá và giá dự kiến chào bán. Tính từ đầu năm 2018, cổ phiếu DAG mất gần 13% giá trị.

Giá trứng vịt, gà "ăn" theo giá heo tăng kỉ lục, người nuôi lãi đậm

Khoảng 1 tháng nay, giá trứng vịt nuôi chạy đồng tại ĐBSCL đang có chiều hướng tăng mạnh làm người nuôi rất phấn khởi. Bên cạnh đó, các sản phẩm gia cầm khác như thịt gà, vịt, ngan, trứng gà cũng liên tục tăng giá.
Ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết, giá trứng vịt có thể giữ ổn định và tiếp tục nhích lên trong thời gian tới do vào mùa tiêu thụ cuối năm. Do đó, người nuôi cần chú ý chăm sóc tốt đàn vịt để hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Theo báo cáo mới đây của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), tại các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL, giá thu mua trứng gà tại trại cũng tăng 50 đồng/quả lên 2.150 – 2.250 đồng/quả.
Giá thu mua trứng vịt tại trại cũng tăng 150 – 200 đồng/quả lên 2.400 – 2.650 đồng/quả, nhờ đó người chăn nuôi có lãi "đậm" so với cùng kì năm ngoái.
Theo phân tích của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trứng tăng do nguồn cung giảm trong bối cảnh mùa Trung thu đang cận kề nên nhiều đơn vị đã bắt đầu gom hàng để chế biến bánh Trung thu.
Tương tự, giá thu mua gà thịt tại khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL tăng 4.000 – 6.000 đồng/kg lên mức 34.000 đồng/kg. Giá thu mua gà trắng tại hai khu vực này tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg lên 33.000 đồng/kg.
Giá trứng gia cầm và các sản phẩm thịt gà, thịt vịt, ngan thịt cùng tăng giá, giúp người nuôi có lãi. Ảnh: I.T
Đáng chú ý, tại miền Bắc, giá gà thịt lông màu hiện vẫn có giá ổn định, ở mức 54.000 đồng/kg gà lông màu nuôi bán công nghiệp. Riêng gà ta nuôi thả vườn vẫn luôn ở mức cao, dao động từ 75.000 - 85.000 đồng/kg. Giá các sản phẩm gia cầm khác như vịt thịt, ngan thịt cũng tăng cao, trong đó giá vịt thịt khoảng 40.000 - 42.000 đồng/kg; ngan thịt từ 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá trứng gà công nghiệp tại miền Bắc cũng tiếp tục duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi, theo đó giá trứng gà công nghiệp (gà đỏ) hiện có mức giá 1.800 - 1.900 đồng/quả, giá trứng gà Ai Cập vẫn duy trì mức giá trên 2.000 đồng/quả.
Thông tin từ hệ thống siêu thị Vinmart cho thấy, từ đầu tháng 6, nhà cung cấp đã thông báo do nhu cầu tiêu thụ trứng gia cầm của các cơ sở chế biến thực phẩm tăng mạnh trong khi nguồn cung không đáp ứng được nên việc tăng giá bán là không thể tránh khỏi.
Đại diện Công ty CP Ba Huân Hà Nội cũng cho biết, trứng gia cầm tăng giá đột biến gần đây do nhu cầu làm nguyên liệu chế biến trứng vịt muối cho mùa Trung thu. Bên cạnh đó, giá các sản phẩm chăn nuôi khác như thịt lợn, thịt gà đang ở mức cao. Việc giá gà đẻ (gà lông) tăng gấp đôi so với trước đây, hiện đạt mức 60.000 - 70.000 đồng/kg khiến các trại gà bán sớm để thay đàn cũng là yếu tố tác động đến giá trứng gia cầm.
Giá trứng vịt, gà "ăn" theo giá heo tăng kỉ lục, người nuôi lãi đậm - 3
Giá trứng gà tại các trang trại tiếp tục tăng lên 200 đồng/quả so với tháng 6. Ảnh: Thuận Hải.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm từ nay tới cuối năm vẫn phát triển tốt.
Giá tôm nguyên liệu đang tiếp đà phục hồi
Thị trường tôm nguyên liệu tại ĐBSCL có xu hướng tăng giá đối với tôm sú và ổn định giá đối với tôm thẻ chân trắng sau khi tăng nhẹ vào tháng trước. Tại Bạc Liêu, tôm sú cỡ 30-40 con/kg dao động 170.000-190.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với tháng trước.
Giá tôm thẻ cỡ 50 con/kg đạt 105.000 đồng/kg, cỡ 60 con/kg đạt 95.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg đạt 72.000-75.000 đồng/kg. Tại Sóc Trăng, Bến Tre tôm thẻ chân trắng cỡ 50 con/kg đạt 113.000 đồng/kg, cỡ 70 con/kg đạt 100.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg đạt 80.000-83.000 đồng/kg.
Dự báo giá tôm vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trong những tháng cuối năm do nhu cầu thị trường tăng cao.

TT dầu TG ngày 30/7/2018: Giá diễn biến trái chiều

Giá dầu diễn biến trái chiều trong ngày hôm nay với dầu WTI tăng do số liệu tăng trưởng kinh tế mạnh của Mỹ, trong khi dầu Brent giảm trong đầu tuần mới sau khi có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.
Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 22 US cent hay 0,3% lên 68,91 USD/thùng. Dầu WTI giảm 1,3% trong phiên 27/7, đánh dầu tuần sụt giảm thứ 4.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 11 US cent hay 0,2% xuống 74,18 USD/thùng, sau khi tăng 1,7% trong tuần trước, tăng lần đầu tiên trong 4 tuần.
Kinh tế Mỹ quý 2/2018 tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 4 năm do người tiêu dùng tăng cường chi tiêu và nông dân vội vàng xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc để tránh thuế thương mại trả đũa trước khi chúng có hiệu lực vào đầu tháng 7/2018.
Tuy nhiên, số liệu phát hành hôm thứ sáu (27/7) cho thấy các công ty năng lượng Mỹ bổ sung 3 giàn khoan trong tuần tính ngày ngày 27/7, lần đầu tiên trong 3 tuần qua các nhà khoan dầu đã tăng cường hoạt động.
Các quỹ phòng hộ đã cắt giảm đặt cược tăng giá dầu thô Mỹ tuần thứ hai liên tiếp xuống mức thấp nhất trong gần một tháng, do giá dầu vẫn biễn động trong bối cảnh căng thẳng thương mại và những nguy cơ địa chính trị.
Theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Mỹ các nhà đầu tư đã cắt giảm 11.362 hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền lựa chọn cả ở New York và London trong tuần tính tới ngày 24/7.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Giá dầu thế giới ngày 26/7 tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu thế giới ngày 26/7 tăng phiên thứ ba liên tiếp khi Saudi Arabia tạm ngừng xuất khẩu dầu qua tuyến đường Biển Đỏ sau khi tàu chở dầu của nước này bị phong trào Hồi giáo Houthi ở Yemen tấn công.
Việc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dịu xuống cũng được cho là tác động đến giá "vàng đen" thế giới.
Giá dầu thế giới ngày 26/7 tăng phiên thứ ba liên tiếp. Ảnh: Reuters
Khép lại phiên này tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2018 tăng 0,8% (hay 0,61 USD) lên 74,54 USD/thùng sau khi có lúc tăng lên 74,83 USD/thùng, mức cao nhất từ phiên 16/7. Tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao cùng kỳ hạn tiến 0,5% (hay 0,31 USD) lên khép phiên ở mức 69,61 USD/thùng.

Ngày 26/7, sau cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí không áp thuế đối với xe ô tô, trong bối cảnh EU và Mỹ bắt đầu các cuộc thảo luận về việc cắt giảm các rào cản thương mại khác.
Chuyên gia về thị trường John Kilduff tại Again Capital Management tại New York nhận định: "Hiển nhiên điều này là tích cực đối với nền kinh tế và hàng hóa".

Saudi Arabia, "ông lớn" của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đồng thời là nước xuất khẩu dầu hàng đầu nhất thế giới, ngày 26/7 cho biết nước này đang "tạm ngừng" mọi hoạt động xuất khẩu dầu qua tuyến đường vận chuyển chiến lược Biển Đỏ sau khi tàu chở dầu của nước này bị phong trào Hồi giáo Houthi ở Yemen tấn công ở khu vực này. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), khoảng 4,8 triệu thùng dầu thô và các chế phẩm dầu được vận chuyển qua tuyến đường này mỗi ngày sang châu Âu, Mỹ và châu Á trong năm 2016.
Nguồn https://vietnambiz.vn/tags/gia-xang-dau-1779.tag
Chuyên gia Oliver Jakob thuộc Petromatrix cho biết tuyến đường vận chuyển đang bị gián đoạn không quan trọng như Eo biển Hormuz…, song việc hạn chế các dòng dầu chảy qua đây sẽ tác động đến không chỉ dầu mà còn các sản phẩm khác do thời gian vận chuyển kéo dài hơn.

Các nhà giao dịch ngày 26/7 cho biết dự trữ dầu tại Cushing, Oklahoma (Mỹ), tiếp tục giảm. Mức giảm được dự đoán là 1,1 triệu thùng dầu tính đến ngày 24/7, theo số liệu từ Genscape.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

CĐT Công trình Tân Bình Apartment bị phạt hơn 1,6 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh 1 năm

Chủ đầu cơ Dự án Tân Bình Apartment vừa bị UBND TP HCM xử phạt hành chính hơn một,6 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh 12 tháng, đình chỉ hoạt động xây dựng 6 tháng vì để xảy ra vi phạm chồng chất tại Công trình này.

Phó chủ toạ UBND TP HCM trằn Vĩnh Tuyến cách đây không lâu đã ký quyết định xử phạt đối mang doanh nghiệp TNHH đầu cơ Bất động sản Tân Bình (sau đây gọi tắt là tổ chức Tân Bình) mang mức phạt 1,64 tỷ đồng vì để xảy ra các sai phạm tại Công trình Tân Bình Apartment. Bên cạnh đó, công ty này còn bị đình chỉ hoạt động buôn bán 12 tháng, đình chỉ hoạt động xây dựng 6 tháng.

Cụ thể, quyết định xử phạt số 2753/QĐ-XPVPHC của UBND TP HCM nêu rõ, đơn vị Tân Bình đã để xảy ra phổ biến sai phạm tại Công trình tổ hợp - nhà ở thị trấn hội Tân Bình (Tân Bình Apartment, số 32 Hoàng Bật Đạt, phố 15, thị xã Tân Bình, TP HCM) và kéo dài phổ quát năm.

cdt du an tan binh apartment bi phat hon 16 ty dong dinh chi hoat dong kinh doanh 1 nam
CĐT Dự án Tân Bình Apartment bị phạt hơn một,6 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động buôn bán 1 năm. Ảnh: Skyreal.

công ty Tân Bình đã phổ quát lần vi phạm tại đa dạng hạng mục công trình của Công trình sở hữu quy mô to, ảnh hưởng tới chất lượng dự án và gây phản ứng cho dư luận.

Trong các hành vi bị xử phạt mang tổng mức phạt lên tới 1,64 tỷ đồng thì mang 3 hành vi mà chủ đầu cơ Công trình Tân Bình Apartment bị phạt 300 triệu đồng.

Cụ thể, tổ chức đã ký kết 67/117 hiệp đồng sắm bán mang quý khách, mà diện tích căn hộ không được xác định theo diện tích thông thủy của căn hộ. Hành vi này còn bị buộc hoàn trả lại chủ nhân, người sử dụng nhà chung cư khoản tiền chênh lệch do tính sai diện tích theo quy định.

tổ chức cũng không mang hợp đồng bảo lãnh nhà băng về bảo lãnh bổn phận tài chính của chủ đầu cơ đối có quý khách khi chủ đầu tư ko bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ và ký hợp đồng tìm bán nhà ở hình thành trong tương lại lúc chưa được Sở vun đắp xác nhận Công trình đủ điều kiện. Hành vi này của công ty Tân Bình còn bị xử phạt bổ sung đình chỉ buôn bán 12 tháng.

bên cạnh đó có đến 16 vi phạm khác, như chơi doanh nghiệp nghiệm thu, thông qua thủ tục ngoài mặt bản vẽ thi công; không kiểm tra cỗi nguồn nhãn mác hàng hoá, chứng nhận hợp chuẩn có vật liệu thi công; ko dành đủ diện tích nhà ở thị trấn hội để cho thuê theo quy định.

Mức phạt 1,64 tỷ đồng có Công trình Tân Bình Apartment được ghi nhận là mức xử phạt to nhất trong khoảng trước đến nay trong ngành nghề vun đắp ở TP HCM. Trước chậm triển khai, mức phạt lớn nhất trong ngành nghề xây dựng là mức phạt một tỷ đồng đối với chủ đầu tư Dự án Thảo Điền Sapphire ở thị xã 2 TP HCM.

Tân Bình Apartment trước đây là Công trình Tổ hợp nhà ở - nhà ở xã hội, do doanh nghiệp TNHH đầu tư Bất động sản Tân Bình làm chủ đầu cơ. Ban sơ đây là Công trình nhà ở thương mại, sau chậm tiến độ chủ đầu tư chuyển đổi công năng 88 căn hộ thương mại thành 168 căn nhà ở phố hội, được lợi khuyến mại trong gói 30.000 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, tháng 3/2016, đơn vị này phải bàn giao nhà cho người dân nhưng tới bây giờ đã quá hạn sắp 2,5 năm nhưng quý khách vẫn chưa được bàn giao nhà. Ngoài ra, chủ đầu tư Dự án liên tiếp để xảy ra các sai phạm như xây vượt phép thêm 2 tầng, xây bít 1 ô thông tầng, một tầng mái, khiến cho nâng cao thêm 28 căn hộ sai phạm. Dự án từng bị UBND TP HCM đề nghị cắt ngọn vì xây vượt phép..

Nguồn: https://vietnambiz.vn/cdt-du-an-tan-binh-apartment-bi-phat-hon-16-ty-dong-dinh-chi-hoat-dong-kinh-doanh-1-nam-64736.html

Doanh thu tăng, VNDIRECT vẫn báo lãi quý II giảm 21%

Lợi nhuận sau thuế quý II của VNDIRECT giảm xuống còn 91,2 tỷ đồng, do chi phí hoạt động tăng 82% lên 163 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (Mã: VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2018. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty là 91,2 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân do chi phí hoạt động tăng 82% lên 163,5 tỷ đồng. Trong đó, lỗ các tài sản tài chính kỳ này tăng lên 106,6 tỷ đồng, tăng 233% so với quý II/2017. Dự phòng giảm giá trị các tài sản tài chính là 41 tỷ đồng, tăng 40 lần. Chi phí môi giới tăng 50% lên 60,6 tỷ đồng.
Doanh thu của VNDIRECT ghi nhận đạt 406,4 tỷ đồng, tăng 23% so cùng kỳ. Sự tăng trưởng này do tiền lãi các khoản cho vay và phải thu tăng 71,4 tỷ đồng; doanh thu môi giới chứng khoán là 138,7 tỷ đồng, tăng 70%.
Các khoản doanh thu của VNDIRECT quý II/2018. Nguồn: BCTC
Được biết, quý II/2018, VNDIRECT đứng đầu thị phần môi giới chứng khoán phái sinh với tỷ 27,35%, tăng 2% so với quý I. Về thị phần môi giới trên HOSE, chứng khoán VNDIRECT xếp ở vị trí thứ 4 với tỷ lệ 6,92%, giảm 1,1%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận sau thuế của VNDIRECT đạt 230 tỷ đồng, thực hiện 33,8% kế hoạch năm.
Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của công ty là 9.497 tỷ đồng, tăng 1.446 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 5.729 tỷ đồng, tăng 511 tỷ đồng.
Khoản trái phiếu phát hành dài hạn của công ty tăng 453 tỷ đồng, dẫn đến nợ phải trả dài hạn tăng lên 785 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty là 2.983 tỷ đồng, tăng 476 tỷ đồng. Tổng số tiền cho vay margin của VNDIRECT là 2.751 tỷ đồng, giảm 244 tỷ đồng.
Về hoạt động đầu tư của công ty, giá trị hợp lý của cổ phiếu trong tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của công ty là 702 tỷ đồng tại ngày 30/6, với giá gốc là 799 tỷ đồng.
Giá trị ghi số trái phiếu Chính phủ của công ty là 528 tỷ đồng, giảm 210 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017. Hiện, những khoản đầu tư được trích lập dự phòng nhiều nhất trong danh mục đầu tư của VNDIRECT gồm cổ phiếu LTG (36,8 tỷ đồng), POW (7,8 tỷ đồng) và OIL (7,6 tỷ đồng).
Diễn biến trong 3 tháng gần đây, giá cổ phiếu VND mất khoảng 35% giá trị, ở mức 17.800 đồng/cp kết phiên 24/7.
doanh thu tang vndirect van bao lai quy ii giam 21 so voi cung ky
Diễn biến giá cổ phiếu VND trong ba tháng gần đây. Nguồn: VnDirect

Hướng tới các phân khúc th�� trường gạo có giá trị cao

Từ đầu năm đến nay, lúa gạo Việt Nam đã có sự tăng trưởng tốt nhờ sự đi đúng hướng vào các sản phẩm chất lượng cao.
Nhiều thời điểm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã cao hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ.
Lúa gạo Việt Nam đã có sự tăng trưởng tốt. Ảnh: Đình Huệ-TTXVN
Tuy nhiên, giá xuất khẩu gạo của các nước đang có xu hướng giảm do nguồn cung liên tục được bổ sung trong khi nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn giảm. Do vậy, các doanh nghiệp cần tích cực đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.
*Tăng trưởng ấn tượng
Trong nửa đầu năm 2018 đã ghi nhận sự chuyển biến đáng kể đối với chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu tăng đối với các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao, và giảm ở loại gạo phẩm cấp trung bình (gạo trắng 5% tấm).
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân cho rằng, ngành lúa gạo của Việt Nam đang có những chuyển biến khá lạc quan, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương đã giúp nâng cao chất lượng lúa gạo.
Cơ cấu gạo đã chuyển dịch theo hướng giảm phân khúc gạo chất lượng trung bình và thấp, tăng phân khúc gạo chất lượng cao theo từng năm.
Nhờ đó, từ cuối năm 2017 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng và hiện đạt mức cao hơn các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ.
Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long cũng cho rằng, chưa bao giờ xuất khẩu gạo Việt Nam có sự khởi sắc với sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu như vậy.
Quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu giống lúa theo hướng ưu tiên giống chất lượng cao đã làm thay đổi cục diện xuất khẩu gạo Việt Nam vừa qua, giúp hạt gạo Việt có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
"Vụ Đông Xuân 2017- 2018 vừa qua chúng ta đã khá thắng lợi, cả về sản lượng và cơ cấu giống, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ xuất khẩu. Trong những vụ sản xuất gần đây, cơ cấu giống lúa sản xuất được Cục Trồng trọt và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng sản xuất phù hợp theo từng vùng sinh thái, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đề xuất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Nhờ đó, chất lượng gạo xuất khẩu ngày một được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường", ông Thạch cho hay.
Bên cạnh tăng trưởng về lượng thì giá gạo xuất khẩu trong 5 tháng cũng tiếp tục tăng, đạt trên 502 USD/tấn. Giá gạo tấm 5% xuất khẩu của Việt Nam đạt 458-462 USD/tấn vào thời điểm trung tuần tháng 5 – là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua và cao hơn gạo đồ 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ là 404-408 USD/tấn, giá gạo 5% tấm của Thái Lan là 435-440 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải thiện nhờ tỷ lệ gạo cao cấp và gạo thơm xuất khẩu ngày càng tăng, chiếm trên 80%.
Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt đạt 3,56 triệu tấn với 1,81 tỷ USD, tăng 25% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, đây là thành quả của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Năm nay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng với gần 33.000 ha trồng lúa sang cây trồng khác nhưng vụ Đông Xuân vẫn cho sản lượng sản lượng đạt 20,5 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn (tăng 5,7% so vụ Đông Xuân năm trước và tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây).
Nhờ sự chuyển biến trong điều hành sản xuất, năng suất tăng cộng với những yếu tố thuận lợi của thị trường với nhiều đơn hàng lớn với giá cao đã giúp gạo Việt khởi sắc.
Giá cao này làm cho sản lượng xuất khẩu mặc dù chỉ tăng 25% nhưng kim ngạch kim ngạch xuất khẩu tăng 42%. Nhờ vậy, lợi nhuận của người sản xuất lúa tăng 30-40%.
*Thị trường có xu hướng chững lại
Trái ngược với sự sôi động trong những tháng đầu năm, tình hình xuất khẩu gạo và giá lúa gạo nội địa đang có xu hướng chững lại trong thời gian gần đây.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng và hiện đạt mức cao. Ảnh: Duy Khương-TTXVN
Theo thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gần một tháng nay, nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng "ở không", do thị trường "vắng bóng" người mua.
Đơn cử như loại gạo OM5451, nếu như đầu năm nay được bán với giá trên 510 USD/tấn thì nay các đối tác chỉ trả 450 USD/tấn, họ vẫn chờ giá gạo Việt xuống mới mua.
Không chỉ vậy, giá gạo nếp cũng đang lao dốc xuống thấp, do phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, trong khi tồn kho của các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc còn nhiều và bị ảnh hưởng từ chính sách thay đổi thuế nhập khẩu lương thực của nước này.
Hiện giá gạo nếp đang bị ép xuống chỉ còn 380USD/tấn, thấp hơn so với mức giá nội địa cũng như giá thành sản xuất của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, nguyên nhân khiến giá lúa gạo của Việt Nam sụt giảm mạnh, chủ yếu là do gạo Việt Nam luôn có mức giá cao so với gạo cùng chủng loại của một số nước trong khu vực trong một thời gian dài. Điều này đã khiến gạo Việt khó cạnh tranh về giá.
Sau khi trúng thầu các hợp đồng tập trung cho Indonesia và Philippines hồi đầu năm, giá lúa gạo trong nước trở nên sôi động giá gạo luôn đứng ở mức cao.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến gạo Việt Nam bị rớt thầu trong vụ đấu thầu 250.000 tấn của Philippines hồi tháng 3/2018. Sau thời điểm này, giá gạo trong nước giảm dần, nhưng cũng khó bán.
Ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát cũng cho biết, việc giá gạo Việt đang ở mức thấp so với hồi đầu năm chủ yếu là do các doanh nghiệp đã thực hiện xong các hợp đồng đã ký trước đó, trong khi nhu cầu thị trường hiện lại không có.
Năm nay, sản lượng lúa gạo của các nước hầu như đều tăng cao so với năm ngoái nên khó có sự đột biến về thị trường.
Đơn cử như, Bangladesh ngay từ đầu năm ngoái đã nhập khẩu gạo và Chính phủ nước này phải đàm phán mua gạo từ một số nước châu Á nhưng sang năm 2018 vẫn chưa nhập lô nào.
Một số nước khác đã phải thiết lập thuế nhập khẩu gạo để bảo vệ ngành lúa gạo trong nước, do sản lượng lúa gạo nội địa phục hồi.
Điều này đã khiến thương mại gạo thế giới ít có sự sôi động, tác động mạnh đến thị trường lúa gạo trong nước.
Theo thông tin từ một số doanh nghiệp, mặc dù giá lúa gạo nội địa hiện đang ở mức thấp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang vào đợt thu hoạch vụ Hè Thu, thế nhưng nhiều doanh nghiệp không dám thu mua nguyên liệu.
Họ lo ngại nếu mua đồng loạt thì giá lại tăng cao, khi đó lại khó cạnh tranh về giá hơn khi xuất khẩu. Điều này càng khiến thị trường lúa gạo nội địa, người nông dân gặp nhiều khó khăn hơn trong vụ Hè Thu này.

Dự báo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho thấy, khả năng giá lúa gạo trong nước từ nay đến cuối năm khó giữ ở mức cao như giai đoạn đầu năm, do tình hình sản xuất lúa gạo thế giới tăng trưởng khá dẫn tới nhu cầu nhập khẩu của nhiều nước có xu hướng giảm.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nguồn cung gạo toàn cầu niên vụ 2018-2019 sẽ tăng khoảng 1,3%, lên mức kỷ lục đạt 633 triệu tấn; trong đó, lượng tồn trữ từ niên vụ 2017/2018 tăng 5% so với một năm trước đó.
Trong khi, tồn trữ gạo thế giới cuối vụ dự kiến đạt 144,7 triệu tấn, tăng 900.000 tấn so với vụ 2017/18, là năm thứ 11 liên tiếp tăng vào cao nhất kể từ năm 2000/2001 (khi đạt 146,7 triệu tấn).

Nhiều nước dự báo tăng sản lượng như Bangladesh, Miến Điện, Cambodia, Indonesia, Madagascar, Sri Lanka, Tanzania, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam và Philippines. Như vậy, xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm có thể sẽ gặp khó khăn, do giá được dự báo sẽ giảm tiếp do nguồn cung được bổ sung từ các nước.
"Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu để đảm bảo ổn định giá trong vụ Hè Thu sắp tới. Đồng thời, tiếp tục nâng tầm chất lượng gạo hướng tới các phân khúc thị trường có giá trị cao", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến nghị.
Xem thêm https://vietnambiz.vn/tags/gia-gao-1458.tag
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, để giữ vững giá trị gạo Việt trong thời gian tới, gạo chất lượng cao vẫn chiếm chủ yếu, gạo thường sẽ không quá 20% trong cơ cấu xuất khẩu

Giá dầu tăng gây sốc, rủi ro mới cho nhiều nền kinh tế

Giá một thùng dầu Brent hiện nay lên đến gần 80 USD, so với mức giá 55 USD tại cùng thời điểm năm 2017. Chưa kể trong những tuần gần đây, đồng Euro đã giảm nhẹ so với đồng USD làm cho dầu thô trở lên đắt giá hơn với châu Âu.
Kinh tế Pháp và khu vực đồng euro gặp khó khăn
Ngân hàng Natixis của Pháp vừa đưa ra cảnh báo về cú "sốc" dầu lửa khi giá vàng đen đã tăng tới 45% trong năm qua. Nguyên nhân chính được đưa ra là cầu tăng nhanh hơn cung, nhất là sau khi các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC và Nga họp năm 2016 tại Viên quyết định giảm sản lượng dầu. Khi đó giá dầu quá thấp, chỉ là 28 USD/thùng. Đặc biệt, giá dầu đã tăng nhanh sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tình hình kinh tế yếu kém của Venezuela. Việc Mỹ nối lại trừng phạt Iran sẽ khiến thị trường dầu hụt đi hàng trăm nghìn tấn dầu, trong khi sản lượng dầu của Venezuela – nước xuất khẩu dầu lửa đứng hàng thứ 8 thế giới và có những mỏ dầu lớn nhất thế giới – đã giảm một nửa trong vòng 1 năm.
Giá dầu tăng cao có lợi cho các tập đoàn khổng lồ trong ngành công nghiệp dầu lửa. Lợi nhuận của tập đoàn Total của Pháp trong Quý I/2018 đạt 2,36 tỷ euro, tăng 13%. Trong khi đó, nhiều ngành công nghiệp khác và sức mua của người tiêu dùng lại bị ảnh hưởng nặng nề.
Giá dầu dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới, tác động đến tăng trưởng kinh tế tại nhiều nước (Giá dầu thô Brent: Xanh -USD; đỏ- euro)

Theo Natixis, giá dầu tăng đã khiến lạm phát tại châu Âu tăng 0,4%. Điều này chưa làm kinh tế lâm vào suy thoái, nhưng dù sao cũng ảnh hưởng cho sự phục hồi kinh tế của thế giới. Các lĩnh vực vận tải, hóa chất và nông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp.
Các nhà kinh tế ước tính, với giá dầu 80 USD/thùng thì sẽ làm tăng trưởng kinh tế Pháp giảm 0,1% điểm. Chưa có gì đáng báo động khi tăng trưởng kinh tế Pháp năm 2018 được dự báo đạt 2%, nhưng giá dầu đã làm lạm phát tăng và ảnh hưởng xấu tới các đối tác thương mại của Pháp trong khu vực đồng euro, do vậy tác động tới xuất khẩu.
Theo dự báo của Cơ quan về tình hình kinh tế Pháp (OFCE), giá dầu năm tới có thể dẫn tới việc đảo ngược tình hình mang tính thời vụ. "Sự kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi" mà khu vực đồng euro được hưởng từ 4 năm qua bởi giá dầu rẻ, tỷ lệ lãi suất thấp và đồng euro yếu sẽ chấm dứt. Ba yếu tố này đã giúp kinh tế các nước khu vực đồng euro tăng trưởng khá.
Giá dầu tăng cao càng đáng ngại hơn khi có một loạt tín hiệu xấu cho kinh tế châu Âu đang bị lung lay bởi chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Trump, khủng hoảng chính trị tại Italia và Brexit đến gần. Theo các cuộc thăm dò mới nhất, tinh thần của các chủ doanh nghiệp đang đi xuống rõ rệt.
Theo các chuyên gia kinh tế của Văn phòng Oddo, với mức giá hiện tại, chi phí nhập khẩu dầu của Pháp sẽ tăng thêm khoảng 0,6% GDP cho năm 2018. Giá dầu tăng sẽ gây ra hiệu ứng kép: việc gia tăng giá dầu dẫn đến "lạm phát xấu", làm giảm sức mua của các hộ gia đình và giảm lợi nhuận của các công ty tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Tiêu thụ, đầu tư và thậm chí việc làm có thể bị ảnh hưởng.
Từ hai đến ba năm tới, tác động tiêu cực của việc tăng giá dầu đối với tăng trưởng của Pháp sẽ chiếm khoảng 0,3% GDP.
Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp đang tiếp tục giảm trong khu vực đồng euro và Pháp. Khu vực tư nhân tại Pháp tạo ra 58.000 việc làm trong 3 tháng đầu năm và tiền lương tăng nhẹ. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Pháp đạt 32%, tương đương với mức trước khủng hoảng và thậm chí cao nhất kể từ đầu những năm 2000 trong ngành công nghiệp, ngành có mảng giao thông chịu áp lực nhiều nhất về tăng giá dầu.
Kinh tế Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước sử dụng nhiều dầu mỏ cũng bị ảnh hưởng.
Tác động FED tăng lãi xuất
Thêm vào đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa tăng lãi xuất khiến đồng vốn ở các ngân hàng trở nên đắt đỏ. Bản phân tích gửi tới khách hàng gần đây của Quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates cảnh báo: "Năm 2019 sẽ là giai đoạn nguy hiểm của nền kinh tế toàn cầu".
Giá dầu tăng gây sốc, rủi ro mới cho nhiều nền kinh tế - ảnh 2
Việc FED nâng lãi xuất USD sẽ tác động không thuận đến thị trường tài chính thế giới.
Đây là đợt tăng lãi suất thứ hai của Mỹ trong năm nay. Quyết định này của FED làm chênh lệch về lãi suất cơ bản giữa Mỹ và Hàn Quốc được nới rộng hơn.
Quyết định này của FED dự kiến sẽ tác động không nhỏ tới thị trường tài chính thế giới, như khả năng xảy ra hiện tượng giới đầu tư rút vốn ồ ạt khỏi thị trường các nước mới nổi, các quốc gia có gánh nặng nợ lớn có thể rơi vào khủng hoảng.
FED vẫn duy trì số lần dự kiến nâng lãi suất cơ bản trong năm sau là ba lần.