Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Thông tư Hướng dẫn chế đ�� tài chính đối với Công ty quản lý nợ

Đó là một trong những nội dung Bộ Tài chính đang lấy ý kiến trong dự thảo Thông tư Hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (sau đây viết tắt là AMC).

Nội dung này đã được quy định tại Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (sau đây viết tắt là QĐ số 150/2001/QĐ-TTg). Các nội dung khác về quản lý tài chính không được quy định tại Thông tư này, các AMC thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng chung đối với doanh nghiệp.

amc duoc su dung von de mua cac khoan no cua cac tctd khac

Ảnh minh họa

Dự thảo Thông tư quy định, đối tượng áp dụng là các AMC; Các ngân hàng thương mại thành lập AMC trực thuộc (sau đây viết tắt là ngân hàng mẹ); Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về sử dụng vốn, tài sản: AMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của AMC.

AMC được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn, một số nội dung cụ thể như sau: AMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của AMC để mua các khoản nợ của các tổ chức tín dụng khác, của các AMC của các ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật. AMC thực hiện theo dõi và hạch toán các khoản nợ mua theo quy định của pháp luật. AMC được chủ động sử dụng nguồn vốn của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản đã được AMC thu nợ nhằm mục đích gia tăng giá trị, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Những hoạt động đầu tư sửa chữa, nâng cấp tài sản thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Đối với các AMC được thành lập bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, theo dự thảo Thông tư việc mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Điều này các AMC thực hiện theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán và phải thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước. AMC không được dùng vốn của mình để mua các khoản nợ từ ngân hàng mẹ; đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng mẹ và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà ngân hàng mẹ góp vốn, mua cổ phần. Việc trích lập và sử dự phòng đối với các khoản nợ AMC đã mua được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc quản lý, xử lý các khoản nợ do ngân hàng mẹ ủy quyền cho AMC thực hiện, AMC thực hiện theo đúng quy định tại hợp đồng ủy quyền của ngân hàng mẹ cho AMC và quy định của pháp luật.

Dự thảo Thông tư cũng quy định: Đối với những khoản nợ và tài sản bảo đảm cho khoản nợ được ngân hàng mẹ uỷ quyền cho AMC để quản lý, xử lý khoản nợ, tài sản bảo đảm, AMC có trách nhiệm quản lý và thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo đúng nội dung được ngân hàng mẹ uỷ quyền và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ vay và xử lý tài sản bảo đảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét