Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Thị trường chứng khoán Mỹ rơi tự do còn tín dụng thì đóng băng

10 năm về trước, cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất trong gần một thế kỷ đã tạo ra cơn địa chấn kinh tế mà tác động sâu rộng tới nhiều mặt kinh tế, tài chính, xã hội. Từ đó đến nay, nhiều yếu tố đã thay đổi nhưng nếu một cú sốc kiểu Lehman Brothers lặp lại, liệu hệ thống ngân hàng và nền kinh tế có chống chịu nổi?

Tháng 9/2008, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers phá sản, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất trong gần một thế kỷ, một cơn địa chấn kinh tế mà tác động của nó vẫn vẫn còn vang vọng tới ngày hôm nay.

neu khung hoang xay ra phan 1 he thong ngan hang the gioi dang o dau

Sau khi Lehman Brother tuyên bố phá sản, thị trường chứng khoán Mỹ rơi tự do còn tín dụng thì đóng băng. Các nhà đầu tư, vì không biết rõ các đinh chế tài chính lớn nhất thế giới liên hệ với nhau mật thiết đến đâu, nên nơm nớp lo sợ hệ thống tài chính toàn cầu sẽ sụp đổ.

Ngày nay, sau một thập kỷ, nhiều dấu hiệu của bong bóng tài sản đã xuất hiện và một câu hỏi lớn được đặt ra là những giải pháp được thực hiện sau cuộc khủng hoảng vừa qua có giúp cho hệ thống tài chính vững mạnh hơn để có thể chống chịu cú sốc tiếp theo.

Tuy các ngân hàng hiện nay, xét trên nhiều tiêu chí, đã an toàn hơn rất nhiều so với thời điểm trước khủng hoảng, nhưng những hệ quả về kinh tế và chính trị vẫn còn hiện rõ. Tỷ lệ đòn bẩy cao giờ đây chuyển sang phía các doanh nghiệp và người tiêu dùng, một số rủi ro chạy từ hệ thống ngân hàng ngầm sang hệ thống ngân hàng truyền thống. Mỗi liên kết giữa các ngân hàng ngầm và ngân hàng chính thống vẫn còn tồn tại và nguy cơ phải dùng tiền thuế của dân để cứu trợ, tuy đã giảm đi, vẫn có thể xảy ra.

Hệ thống ngân hàng an toàn hơn

Thay đổi trọng yếu nhất đối với các ngân hàng là yêu cầu vốn tối thiểu và những khoản mục được coi là "tấm đệm" hấp thụ thua lỗ đã tăng lên. Năm 2017, tỷ lệ các khoản mục này trên tổng tài sản của Lehman Brothers và các ngân hàng lớn khác chỉ khoảng 2%, tức là chỉ cần giá trị tài sản giảm 2% là toàn bộ vốn chủ sở hữu bị quét sạch. Giờ đây, tỷ lệ này đã là 7%, giúp các ngân hàng chống chịu tốt hơn trước các khoản thua lỗ bất ngờ khi khủng hoảng tới.

Thêm vốn, bớt rủi ro

Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (theo định nghĩa của Basel III) của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hiện cao gấp 3 lần trước khủng hoảng.

Nguồn: báo cáo tài chính các công ty, tính toán của Bloomberg.

Các ngân hàng nhỏ đi

Tỷ lệ tổng tài sản của 10 ngân hàng lớn nhất thế giới so với GDP của nước sở tại đã giảm đáng kể trong một thập kỷ qua.

neu khung hoang xay ra phan 1 he thong ngan hang the gioi dang o dau
Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty, tính toán của Bloomberg

Các quy định quản lý đã hạn chế tăng trưởng tài sản của các ngân hàng. JPMorgan Chase và Bank of America tuy sáp nhập thêm các đối thủ yếu hơn trong giai đoạn khủng hoảng nhưng quy mô lại nhỏ đi so với trước nếu tính theo tỷ lệ tài sản/GDP nước Mỹ.

Một số ngân hàng khổng lồ tại Châu Âu như Ngân hàng hoàng gia Scotland hay ING Groep đều được chính phủ giải cứu và giờ đây quy mô chỉ bằng 1/3 so với trước nếu tính theo tỷ lệ tài sản/GDP.

Trung Quốc là ngoại lệ. Quốc gia này hiện có 5 trong tổng số 10 ngân hàng lớn nhất thế giới. Cuối quý I/2018, tổng tài sản của 5 ngân hàng này bằng 131% GDP, tăng so với mức 114% của năm 2007.

Một thay đổi quan trọng nữa là các ngân hàng tại Mỹ buộc phải lập di chúc sống (living wills) mô tả chi tiết cách tháo dỡ những ngân hàng này trong trường hợp phá sản. Theo đó, tiền mặt phải được trữ ở các đơn vị phụ thuộc thay vì chuyển về công ty mẹ. Trong tuần đầu tiên sau khi Lehman Brothers phá sản, các chủ nợ của các chi nhánh của Lehman Brothers tại Châu Âu đã rất thất vọng khi biết rằng tiền từ tất cả các chi nhánh của Lehman Brothers được chuyển về công ty mẹ tại New York vào cuối mỗi ngày.

Nguồn vốn ổn định hơn

Các ngân hàng đã giảm phụ thuộc vào các nguồn vốn ngắn hạn và thay vào đó bằng tiền gửi.

neu khung hoang xay ra phan 1 he thong ngan hang the gioi dang o dau
Lưu ý: Số liệu tổng hợp các khoản nợ phải trả của JPMorgan, Citigroup, Bank of America, Goldman Sachs và Morgan Stanley. Nguồn: Báo cáo của các ngân hàng, Bloomberg.

Các hợp đồng mua bán lại qua đêm và các nguồn ngắn hạn khác giờ đã được thay thế bởi tiền gửi – nguồn vốn mang tính ổn định cao nhất vì được nhà nước bảo hiểm.

Trước khủng hoảng, Goldman Sachs hầu như không có khoản tiền gửi nào thì giờ đây tiền gửi chiếm tới 16% nguồn vốn và ngân hàng này dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới bán lẻ.

Hoạt động kinh doanh bớt rủi ro

Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán trên tổng doanh thu tại các ngân hàng môi giới – giao dịch lớn nhất hiện nay đã nhỏ hơn nhiều so với trước.

Tỷ lệ doanh thu giao dịch thị trường vốn trên tổng doanh thu. Nguồn: báo cáo tài chính công ty, tính toán của Bloomberg.

Điều này có nghĩa là các ngân hàng lớn đã phần nào chuyển từ giao dịch các sản phẩm cấu trúc rủi ro cao sang những sản phẩm truyền thống đơn giản như cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng. Các quy định mới sau khủng hoảng như luật Volcker (Volcker Rule – một phần của luật Dodd-Frank 2010) là một phần nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét