Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Tin chứng khoán hôm nay 9/2 có gì mới

Thị trường chứng khoán 9/2 với áp lực bán tháo dâng cao ngay sau phiên ATO, toàn bộ mã thuộc nhóm VN30 "tắm máu". VN-Index giảm sâu xuống dưới phần lớn thời gian giao dịch nhưng lực cầu tăng mạnh cuối phiên kéo chỉ số lấy lại mốc 1.000 điểm.

Thị trường chứng khoán 9/2 với áp lực bán tháo dâng cao
Thị trường chứng khoán 9/2 với áp lực bán tháo dâng cao


Thị trường chứng khoán 9/2 với áp lực bán tháo dâng cao

Dòng tiền vẫn "dè dặt", VN-Index hồi phục lại mốc 1.000 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/2, VN-Index giảm 19,31 điểm (1,98%) xuống 1.003,94 điểm. Ngược lại, HNX-Index tăng 0,48% lên 117,5 điểm, UPCoM-Index tăng 0,04% lên 56,48 điểm.

Tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường khoảng 7.730 tỷ đồng, tuy tăng so với phiên trước đó nhưng vẫn ở mức thấp. Riêng thanh khoản trên HOSE đạt hơn 243,2 triệu đơn vị (tương ứng gần 6.435 tỷ đồng), HNX với 67,5 triệu đơn vị (tương ứng 950 tỷ đồng), UPCoM với hơn 15,4 triệu đơn vị (tương ứng gần 345 tỷ đồng).

Mở đầu phiên toàn bộ 30 mã nhóm VN30 đều giảm tuy nhiên đến cuối phiên đã có 4 mã trở về giá tham chiếu và 8 mã tăng điểm kể đến như BID, GMD, MBB hay VJC. Đáng chú ý, GAS giảm sàn và có tình trạng trắng bên mua trong phần lớn thời gian trong phiên.

Nhóm ngân hàng đóng vai trò nâng đỡ thị trường phiên này khi các mã ACB, EIB, SHB, STB hay VPB cùng nhau có giá xanh nhưng VCB hay HDB duy trì đà giảm. Cổ phiếu chứng khoán ngoại trừ BSI giảm thì nhiều mã khác như HCM, VND, SHS tăng điểm, SSI và VCI giữ giá tham chiếu.

Nhóm dầu khí hầu hết giảm điểm, một số ít mã như PVE hay PVS có giá xanh nhưng lực cầu tại PVS không quá mạnh.

Các nhóm ngành khác không có nhiều nổi bật, số ít trong đó nhóm dệt may tỏ ra tích cực với các mã VGT, VGG, TNG hay TCM. Một số cổ phiếu penny như KSA, QCG hay CTI giảm sàn.

Tính đến 14h, VN-Index có xu hướng hồi phục khi chỉ còn giảm 21,69 điểm về 1.000,57 điểm. Đóng góp vào đà phục hồi đến từ một số mã như CII, CTD, DHG bên cạnh một số cổ phiếu ngân hàng như MBB, BID, VPB...

Sắc xanh trở lại với nhiều mã nhóm ngân hàng. Lần lượt các mã ACB, EIB, SHB hay VPB tăng điểm trở lại, trái lại các mã khác như VCB, CTG, HDB vẫn chìm trong sắc đỏ.

Diễn biến nhóm chứng khoán khả quan hơn khi CTS trở về giá tham chiếu, HCM duy trì sắc xanh có được trong phiên sáng và VND tăng điểm trở lại.

Một số mã dệt may giao dịch tích cực như TCM, VGG hay VGT. Các mã penny như HVG có giá xanh, CDO tăng điểm trở lại sau chuỗi 5 phiên giảm sàn liên tiếp, CCL tăng trần. Cổ phiếu AMD, TNI hay KSA tiếp tục nằm sàn.
VN-Index mất mốc 990 điểm phiên sáng

Kết thúc phiên sáng ngày 9/2, cả ba sàn đều giảm điểm. Riêng VN-Index giảm 34,18 điểm (3,34%) xuống 989,07 điểm. Thanh khoản toàn thị trường phiên sáng tiếp tục ở mức thấp, đạt 210 triệu đơn vị ứng với 4.864 tỷ đồng.

Nhóm VN30 giảm điểm hàng loạt ngoại trừ MBB tăng và hai mã NVL, DHG giữ giá tham chiếu. Đáng chú ý, GAS giảm sàn xuống 96.800 đồng/cp bên cạnh các mã như VNM giảm 3,6%, SAB giảm 3,8%, VCB giảm 4,1% , PLX giảm 6%.

Số mã giảm trên HOSE lên tới 229 mã và lan tỏa trên mọi nhóm ngành. Nhiều mã như TRA, CTI, LDG, PVD, QCG hay TNI, HAI giảm sàn. Số ít mã tăng điểm đáng chú ý là, HCM tăng 1,4% lên 78.000 đồng/cp, PGI tăng 5,6% lên 18.800 đồng/cp, DGW tăng lên 21.200 đồng/cp, DMC tăng lên 94.200 đồng/cp.

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 34,8 điểm xuống 988,55 điểm. NVL đã lấy lại giá tham chiếu, hai mã GMD, MBB bật tăng trở lại, số còn lại trong nhóm VN30 vẫn giảm điểm. GAS sau thời gian giảm sàn đã nhích lên giá đỏ tại 97.400 đồng/cp. Cổ phiếu BID sàn vào đầu phiên cũng hồi phục khi chỉ còn giảm 2,8% xuống 31.300 đồng/cp.

HAG và HNG có thời điểm giảm sàn cũng hồi phục lên giá đỏ. "Họ FLC" với AMD, TNI bên cạnh QCG, TRA, BIC, VOS, VHG... tiếp tục nằm sàn.

VRE xuất hiện giao dịch thoả thuận 10 triệu cổ phiếu, giá trị ước tính 477,5 tỷ đồng. Ngoài ra, NLG thoả thuận khoảng 370.000 cổ phiếu với giá trần, ước tính tổng giá trị gần 13,3 tỷ đồng.
Đà bán tháo lan toả ngay sau phiên ATO

Tính đến 9h40, cả ba sàn cùng giảm điểm. Chỉ số VN-Index giảm 39,53 điểm xuống 983,72 điểm (giảm 3,86%). Bên cạnh đó, HNX-Index giảm 2,56% xuống 113,96 điểm, UPCoM-Index giảm 2,27% xuống 55,18 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên nay bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thị trường chứng Mỹ khi phiên 8/2 khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm 4,15% xuống 23.860,46 điểm. Đây là điểm đóng cửa thấp nhất của Dow Jones kể từ ngày 28/11 năm ngoái. Bên cạnh đó, chỉ số S&P 500 chốt phiên giảm 3,75% xuống 2.581 điểm và là lần thứ ba trong 5 ngày qua chỉ số S&P 500 giảm hơn 2%.

Toàn bộ 30 mã thuộc nhóm VN30 cùng giảm ngay sau phiên ATO. Riêng GAS giảm sàn xuống 96.800 đồng/cp. Các mã như BID cũng giao dịch sát giá sàn quanh 30.000 đồng/cp. Tương tự với PLX, ROS. Nhiều mã khác như VCB, VNM, SAB cũng giảm mạnh.

Nhóm ngân hàng, dầu khí toàn bộ các mã đều giảm. Riêng nhóm dầu khí, ngoài GAS thì PVD cũng "lau sàn" xuống 19.100 đồng/cp. Diễn biến nhóm chứng khoán không khả quan hơn khi sắc đỏ lấn áp, riêng BSI giao dịch quanh mức giá sàn 14.900 đồng/cp còn các mã khác như HCM, SSI, VND cũng giảm đáng kể.

Đà bán tháo lan toản nhiều nhóm ngành. Hai ông lớn thép HPG và HSG cùng nhau giảm, riêng NKG đã giao dịch rất sát xuống giá sàn. Trái lại, POM lại tăng nhẹ 100 đồng lên 18.100 đồng/cp.

Cổ phiếu hàng không như ACV, AST, HVN chìm trong sắc đỏ. Nhóm bất động sản và xây dựng ngoại trừ KDH giữ giá tham chiếu thì các mã còn lại đều giảm. Trong đó, CTI giảm sàn xuống 32.550 đồng/cp, bên cạnh QCG, DIG hay TDH cũng mấp mé giá sàn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét