Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

[Báo cáo] Thị trường cà phê quý III/2021: Giá cà phê tiếp tục lập đỉnh, dự kiến sẽ còn tăng những tháng cuối năm

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) giữ nguyên ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 ở mức 169,6 triệu bao (loại 60 kg/bao), tăng 0,4% so với 169 triệu bao niên vụ cà phê trước.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ca-phe-quy-iii-2021-gia-ca-phe-tiep-tuc-lap-dinh-du-kien-se-tiep-tuc-tang-nhung-thang-cuoi-nam-20211019082256042.htm

Về tiêu thụ cà phê niên vụ 2020-2021, ICO ước tính tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt 167,26 triệu bao, tăng 1,9% so với con số 164,13 triệu bao của niên vụ cà phê 2019-2020.

Như vậy, dư thừa cà phê toàn cầu dự kiến giảm từ 4,87 triệu bao của niên vụ 2019-2020 xuống còn 2,34 triệu bao trong niên vụ 2020-2021. Điều này cho thấy cung – cầu cà phê thế giới ngày càng thắt chặt và xu hướng tăng giá cà phê hiện tại khả năng sẽ tiếp tục diễn ra.

Giá cà phê thế giới tiếp tục lập đỉnh mới, lên mức cao nhất trong 12 năm qua và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu cao vào cuối năm.

Brazil bắt đầu tập trung nhiều hơn vào trồng cà phê robusta bởi chi phí rẻ và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Giá cà phê tăng 12% trong quý III nhờ được hưởng lợi từ đà tăng giá cà phê thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp lo ngại nếu tình hình vận chuyển không được cải thiện, trong khi mùa thu hoạch sắp kết thúc, giá cà phê sẽ quay đầu giảm. Đồng thời doanh nghiệp có thể bị khách nước ngoài ép giá đối với hàng tồn kho.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ca-phe-quy-iii-2021-gia-ca-phe-tiep-tuc-lap-dinh-du-kien-se-tiep-tuc-tang-nhung-thang-cuoi-nam-20211019082256042.htm

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Giá cà phê xuất khẩu chạm đỉnh 4 năm sau cú sốc năm 2018

Tháng 8, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.012 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11/2018, tăng 5% so với tháng 7 và tăng 10% so với tháng 8/2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Tính chung 8 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 1.864 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Trung Quốc.

Mới đây, CNBC dẫn lại dự báo của Fitch Solutions về việc thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 tại Việt Nam đã khiến nguồn cung cà phê toàn cầu bị hạn chế và điều này có thể giữ giá cà phê thế giới ở mức tương đối cao cho đến năm 2022.

Fitch Solutions nâng dự báo giá cà phê arabica từ giá 1,35 USD/pound lên 1,6 USD/pound. Đồng thời điều chỉnh nâng dự báo giá cà phê cho năm 2022 lên mức 1,5 USD/pound từ 1,25 USD/pound.

"Nhu cầu tiêu thụ cà phê, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ sẽ tăng lên trong những tháng tới khi các lệnh hạn chế do dịch COVID-19 được dỡ bỏ, cho phép các cửa hàng cà phê mở cửa trở lại", cơ quan này dự báo.

Giá cà phê xuất khẩu chạm đỉnh 4 năm sau cú sốc năm 2018 - Ảnh 1.

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu

Giá cà phê xuất khẩu chạm đỉnh 4 năm sau khủng hoảng dư cung năm 2018, đang tác động tích cực đến giá cà phê trong nước.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-xuat-khau-cham-dinh-4-nam-sau-cu-soc-nam-2018-20210925095005937.htm

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Nước Mỹ và tham vọng trở thành thủ phủ cà phê thế giới

Ông David Armstrong, một nông dân Mỹ vừa trồng thành công 20.000 cây cà phê, giống cây được cho là khó trồng nhất kể từ năm 1865, khi gia tộc của anh bắt đầu làm nông nghiệp.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Từ trước đến nay, cà phê thường chỉ sống ở vùng khí hậu xích đạo oi bức, vùng nhiệt đới ở Trung Mỹ song ông Armstrong đã đưa cây cà phê arabica chất lượng cao về với Ventura, California, cách trung tâm Los Angeles 97 km. Đó cũng là điều khiến ông vui sướng nhất lúc này.

"Bây giờ, tôi có thể tự hào nói mình là người trồng cà phê thực thụ!", ông Armstrong nói.

Cà phê chủ yếu được sản xuất ở "vành đai cà phê" nằm giữa chí tuyến và chí tuyến, nơi các quốc gia như Brazil, Colombia, Ethiopia và Việt Nam có khí hậu và nhiệt độ ổn định cho loại cây trồng này.

Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi nhiệt độ trên toàn cầu. Điều này gây tổn hại cho cây trồng ở nhiều vùng, nhưng lại mở ra cơ hội cho nhiều vùng khác trong đó có California và Florida, nơi nông dân và các nhà nghiên cứu đang xem xét việc trồng cà phê.

Nguồn: Reuters

Gần đây, ông Armstrong tham gia hội nông dân trồng cà phê lớn nhất từ trước đến nay ở Mỹ.

Hiện, quốc gia này là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới nhưng lượng sản xuất chỉ chiếm 0,01% sản lượng cà phê toàn cầu và chủ yếu được trồng ở Hawaii, một trong hai bang của Mỹ có khí hậu nhiệt đới, cùng với miền nam Florida.

Các nước sản xuất cà phê chính như Colombia, Brazil và Việt Nam đã phải chịu tác động của nắng nóng khắc nghiệt và mưa bão bất thường. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách trồng xen canh các giống cây tại các quốc gia đó.

Mới đây, thủ phủ cà phê Brazil vừa trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 90 năm. Chưa kịp phục hồi, vựa cà phê lại phải hứng chịu thêm những đợt sương giá kéo dài, gây thiệt hại khoảng 10% diện tích cà phê và ảnh hưởng đến sản lượng cà phê trong năm nay và năm sau.

Đến giấc mở cà phê của California

Ông Jay Ruskey, người sáng lập và giám đốc điều hành của Frinj Coffee, một công ty liên kết với người nông dân chuỗi giá trị sản xuất cà phê, từ giống, thu hoạch, chế biến và tiếp thị. Công ty này đang trồng khoảng 100.000 cây cà phê.

Ông Ruskey cho biết ông đã âm thầm trồng thử nghiệm cà phê ở California từ nhiều năm trước và chỉ công khai với công chúng khi mình đã thành công và trở thành một người trồng cà phê vào năm 2014. Cũng vào năm đó, ấn phẩm nổi tiếng Coffee Review đánh giá lô cà phê arabica caturra của Ruskey đạt mức điểm ấn tượng 91/100.

Hiện, Frinj vẫn là một công ty cà phê nhỏ hướng loại cà phê đặc sản cho phân khúc khách hàng cao cấp. Cụ thể, gói cà phê 140 gram của Frinj đang được bán với giá 80 USD/gói.

Nước Mỹ và tham vọng trở thành thủ phủ cà phê thế giới     - Ảnh 1.

Sản lượng cà phê của Mỹ chỉ chiếm 0,01% tổng sản lượng cà phê toàn cầu (Nguồn: Reuters)

Để so sánh, các gói cà phê Starbucks Reserve, loại cà phê chất lượng hàng đầu được bán bởi chuỗi SBUX.O tại Mỹ dạng 224 gram đang được bán với giá 35 USD/gói.

Trong năm nay, Frinj đã sản xuất khoảng gần 1 tấn cà phê khô từ 8 trang trại. Ruskey nói: "Chúng tôi còn trẻ và sẽ tiếp tục phát triển trang trại tiềm năng của mình. Hiện, Frinj cố gắng duy trì phân khúc khách hàng và mức giá cao, cà phê sản xuất đến đâu bán hết đến đó", ông Ruskey nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nuoc-my-va-tham-vong-tro-thanh-thu-phu-ca-phe-the-gioi-20210924100500569.htm

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Thế giới đang khát cà phê Brazil

Theo Bloomberg, thông thường trong tháng 9, các kho chứa cà phê của Brazil được chất đầy hàng. Các xe tải nối hàng dài và phải chờ cả ngày mới tới lượt lấy hàng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Thế nhưng năm nay, Brazil mất mùa cà phê và hình ảnh xe tải xếp hàng dài cũng không còn. 

Năm nay, sản lượng cà phê arabica của Brazil đạt 30,7 triệu bao (mỗi bao nặng 60 kg) giảm khoảng 40% so với năm 2020, đồng thời là mức thấp nhất kể từ năm 2009. Đây đồng thời là quốc gia cung cấp cà phê lớn nhất thế giới.

Mức giảm này tương đương với 2/3 lượng tiêu thụ cà phê tại Mỹ, quốc gia uống nhiều cà phê nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa nguồn cung cà phê trong những năm tới cũng sẽ thiếu hụt.

Regis Ricco, giám đốc RR Consultoria Rural có trụ sở tại Minas Gerais cho biết:  “Không còn cảnh xe tải xếp hàng tại tại các nhà kho cà phê. Một chiếc xe tải chỉ mất vài giờ để hoàn thành một vòng vận chuyển từ kho đến cảng trong khi bình thường có thể mất cả ngày. Thật đáng báo động ”.


Trên thực tế, nếu Brazil mất mùa đồng nghĩa giá cà phê sẽ tiếp tục tăng. Điều này khiến nhiều người lo ngại, giá các thực phẩm khác cũng sẽ tăng trong thời gian tới.

Vụ mùa cà phê ở Brazil bị ảnh hưởng bởi hạn hán cùng với hiện tượng lạnh giá và sương mù hồi tháng 7.  hêm vào đó, mùa màng của quốc gia dao động hàng năm giữa chu kỳ năng suất thấp và cao, và năm nay là một chu kỳ giảm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/the-gioi-dang-khat-ca-phe-brazil-20210922165336622.htm

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Giá cà phê đạt đỉnh 4 năm

Theo Cục Xuất nhập khẩu, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu khiến thị trường cà phê bị gián đoạn và trì trệ.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Giá cước phí tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ cản trở rất lớn cho kế hoạch xuất khẩu cà phê cuối vụ 2020-2021 và cà phê vụ mới 2021 - 2022 bắt đầu từ 1/10 tới. 

Đầu tháng 9, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa tiếp tục tăng theo giá thế giới so với cuối tháng 8. Ngày 8/9, giá cà phê robusta trong nước tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg so với ngày 28/8, lên mức 39.400 - 44.300 đồng/ kg, mức cao nhất trong 4 năm gần đây.


Trong tháng 8, giá cà phê xuất khẩu ghi nhận mức cao nhất trong vài năm trở lại đây. Theo đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 1.971 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng 7/2021 và tăng 7,1% so với tháng 8/2020.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.071 USD/tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-dat-dinh-4-nam-20210914070532048.htm

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Việt Nam sẽ để lỡ cơ hội giá tiêu tăng vì chi phí logistics tăng cao?

Hàng loạt yếu tố tích cực đang hiện hữu ở thị trường hồ tiêu trong thời gian tới và hứa hẹn đưa ngành tiêu thoát khỏi bóng đen khủng hoảng kéo dài nhiều năm liên tiếp. Hiện, giá tiêu đang dao động trong khoảng 74.000 - 79.000 đồng/kg, tức gấp đôi so với đầu năm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ho-tieu-hat-tieu-39.htm

Giá tiêu xuất khẩu trung bình trong 7 tháng đầu năm đạt khoảng 3.291 USD/tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ được hỗ trợ do thiếu hụt nguồn cung tạm thời từ Việt Nam. Giá cước phí tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam Việt Nam. 

Ảnh: Báo Thanh tra

Một số ý kiến tỏ ra lo ngại nguồn cung hạt tiêu được bù đắp khi các nước Indonesia, Trung Quốc, MalaysiaBrazilCampuchia bước vào vụ thu hoạch mới vào tháng 7 và tháng 8. 

Tuy nhiên, sản lượng của một số nước này được dự báo sẽ giảm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại Indonesia, vụ thu hoạch hạt tiêu năm nay diễn ra vào tháng 7, tháng 8, nhưng sản lượng dự kiến sẽ giảm trên 20% so với vụ mùa năm 2020.

Tại Brazil, sản lượng hạt tiêu được dự báo giảm mạnh trong năm 2021 do quốc gia này có khả năng phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 91 năm qua trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.

Còn tại Việt Nam, quốc gia chiếm tới một nửa nguồn cung tiêu trên toàn thế giới, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo sản lượng giảm khoảng 25% do ảnh hưởng bởi thời tiết và diện tích trồng bị co hẹp do những năm qua giá tiêu thấp, người dân bỏ vườn.

Bên cạnh nguồn cung giảm, nhu cầu tại các thị trường Mỹ và châu Âu cũng đang dần tăng lên khi các nước đang nới lỏng giãn cách xã hội. 

Theo số liệu của VPA, Mỹ là quốc gia nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam chiếm 22% lượng xuất khẩu của mặt hàng này. Châu Âu xếp vị trí thứ hai, sau Trung Quốc chiếm khoảng 13%. 

hh - Ảnh 1.

Tỷ trọng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang 3 thị trường chính xét về lượng trong 7 tháng đầu năm 2021. (Số liệu: VPA, Đồ họa: H.Mĩ)

Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này tăng khoảng 5 - 7% trong 7 tháng đầu năm. Do đó, giá tiêu trong quý III được hỗ trợ bởi cả hai yếu tố là thị trường tiêu thụ sôi động hơn trong khi nguồn cung ở các quốc gia lớn bị co hẹp lại.

Trong 7 tháng đầu năm, giá tiêu liên tục tăng nhờ vậy mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 1,3% nhưng kim ngạch tăng tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 599 triệu USD, theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/viet-nam-se-de-lo-co-hoi-gia-tieu-tang-vi-chi-phi-logistics-tang-cao-20210825225441909.htm

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Việt Nam có thể gia tăng thị phần xuất khẩu cà phê khi thủ phủ Brazil mất mùa?

Theo Bloomberg, ngành cà phê Brazil vừa phải hứng chịu thiệt hại kép từ đợt hạn hán kéo dài và đợt lạnh kỷ lục trong vòng 25 năm qua. Diễn biến thời tiết cực đoan dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2022 – 2023 giảm 1 – 2 triệu bao (60 kg/bao).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm

Ngoài ra, vụ cà phê Brazil có thể thành vụ mùa thảm hại nhất nếu hiện tượng La Nina trở lại, ảnh hưởng đến lượng mưa trong khu vực.

Trao đổi với người viết, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca Cao Việt Nam (VICOFA) cho biết: "Ngược với Brazil, niên vụ cà phê 2020 – 2021 của Việt Nam khá thành công nhờ thời tiết thuận lợi, sản lượng cà phê vẫn duy trì ở mức 26 – 27 triệu bao.

Bởi chiến lược phát triển của ngành cà phê là tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng thông qua chế biến sâu. Diện tích duy trì hoặc giảm dưới mức 675.000 ha".

Bên cạnh đó, thời gian thu hoạch cà phê gặp nắng đẹp, người dân tranh thủ phơi giúp hạt cà phê không bị đen, chất lượng vượt trội hơn mọi năm.

Việt Nam có thể gia tăng thị phần xuất khẩu cà phê khi thủ phủ Brazil mất mùa? - Ảnh 1.

Vụ thu hoạch cà phê vào đợt nắng đẹp, chất lượng cà phê vượt trội hơn mọi năm (Ảnh: Báo Đảng Cộng sản)

Theo thống kê, cà phê Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 14% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil.

Nhiều giả thiết cho rằng liệu sản lượng cà phê của Brazil giảm có phải là cơ hội cho Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu cà phê trên thế giới.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/viet-nam-co-the-gia-tang-thi-phan-xuat-khau-ca-phe-khi-thu-phu-brazil-mat-mua-20210727073725112.htm